LỖI KHÔNG CÓ PHÙ HIỆU XE TẢI BỊ PHẠT RA SAO?
Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu. Riêng đối với xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Bên cạnh đó, về lộ trình gắn phù hiệu cho ô tô kinh doanh vận tải được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:
“4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn“.
Theo đó, hiện nay tất cả các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế trên 3,5 tấn đều phải gắn phù hiệu. Vậy, xe tải của doanh nghiệp bạn 6 tấn phải có làm phù hiệu cho xe tải.
Về mức phạt nếu điều khiển xe tải không gắn phù hiệu:
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe không có; hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”.
Về mức phạt đối với chủ phương tiện có xe tải không gắn phù hiệu
Căn cứ Điều 30 Nghị định 86/2014/NĐ-CP
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này.”
Như vậy, đối với người điều khiển xe tải không gắn phù hiệu theo quy định; sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe tải còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
Không chỉ xử phạt với người điều khiển xe mà chủ xe cũng bị xử phạt. Theo đó, chủ xe là cá nhân bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; chủ xe là tổ chức bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Vậy
Nếu xe bạn bị xử phạt về lỗi không gắn phù hiệu; bạn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng; còn công ty bạn sẽ bị xử phạt với mức là từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
[Hot] AI Turns Any Photo, URL or Keyword into “Talking Head” Videos – https://ext-opp.com/AiTalkie